Trình tự thi công nhà phố đầy đủ từ A – Z cùng đội ngũ dày dặn kinh nghiệm của Tân Việt

Để công trình nhà phố diễn ra thuận lợi và đảm bảo chất lượng thì cần một quy trình chuyên nghiệp – bài bản. Việc nắm được các hạng mục trong quy trình thi công cũng giúp chủ nhà dễ dàng theo dõi tiến độ và giám sát công trình. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn trình tự thi công nhà phố với 4 giai đoạn cơ bản.

1. Chuẩn bị thi công nhà phố

Giai đoạn chuẩn bị thi công nhà phố bao gồm các hạng mục sau:

1 –  Khảo sát địa chất công trình

Khảo sát địa chất trước khi thi công nhà phố là quá trình thu thập và phân tích thông tin địa chất của mảnh đất. Mẫu đất của sẽ được các chuyên gia thu thập và phân tích các thành phần cấu tạo để có những đánh giá khách quan về đặc điểm địa chất tại khu vực đó.

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát địa chất sẽ là cơ sở để các kiến trúc sư lựa chọn kết cấu và xử lý nền móng phù hợp cho công trình nhà phố đó. Đây là dữ liệu quan trọng giúp đảm bảo rằng ngôi nhà phố của bạn được xây dựng đúng phương pháp, đảm bảo tính an toàn và ổn định trong quá trình vận hành và sử dụng.

Resources - The QS Co

Khảo sát địa chất trước khi thi công nhà phố là quá trình thu thập và phân tích thông tin địa chất của mảnh đất

2 – Ghi nhận lại hiện trạng các công trình lân cận

Đối với các công trình xây xen kẽ, trước khi khởi công xây dựng, chủ nhà nên chụp ảnh hiện trạng xung quanh khu đất của mình nhằm tránh những tranh chấp phát sinh về sau (nếu có).

3 – Chuẩn bị mặt bằng

Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm các công việc như:

  • Tháo dỡ công trình cũ (nếu bạn có nhà cũ)
  • Phát quang cây cối xung quanh
  • Chuẩn bị lán trại cho công nhân
  • Chuẩn bị chỗ tập kết nguyên vật liệu

Với các công trình cũ, chủ nhà cần thực hiện biện pháp thi công tháo dỡ nhà phố phù hợp để đảm bảo an toàn, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận.  

4 – Treo biển báo công trình xây dựng

Treo biển báo, công trình xây dựng là việc đặt các biển báo có chứa các ký hiệu về an toàn lao động ở phía trước và bên trong các công trình đang thi công. Mục đích của việc này là để báo hiệu cho người đi đường và người lao động biết có công trình xây dựng ở gần đó, cần chú ý an toàn và tránh những tai nạn đáng tiếc.

5  – Thực hiện lễ động thổ để bắt đầu khởi công công trình nhà phố

Lễ động thổ là một nghi thức có từ lâu đời, được thực hiện trước khi bắt đầu khởi công bất kỳ công trình xây dựng nào. Mục đích của lễ động thổ là để xin phép thần Thổ địa và cầu mong cho quá trình xây dựng được thuận lợi, an toàn, may mắn và tài lộc.

2. Trình tự thi công nhà phố phần thô

Phần thô bao gồm các hạng mục như móng và bể ngầm, các hệ thống kết cấu chịu lực, mái bê tông, cầu thang,… Thi công phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, đặc biệt liên quan mật thiết đến tính an toàn và độ bền vững của ngôi nhà trong tương lai.

Vì thế, các hạng mục trong thi công xây dựng phần thô cần được thực hiện cẩn thận, đảm bảo theo sát với bản vẽ thiết kế. Một số hạng mục công việc chính của phần thô mà chủ nhà cần lưu ý như sau:

2.1. Thi công phần cọc

Các cọc bê tông có hình dạng trụ tròn, được đúc sẵn và vận chuyển đến công trình. Sau đó, các cọc bê tông được đưa vào các lỗ khoan trên nền đất, rồi sử dụng máy ép cọc để nén chúng xuống sâu theo thiết kế. Việc ép cọc bê tông giúp tăng cường khả năng chống lực của nền móng, giảm thiểu hiện tượng lún sụt và nứt móng, đặc biệt là các công trình nhà phố trên 4, 5 tầng.

Thi công phần cọc bao gồm hai hạng mục chính:

  • Giai đoạn 1: Xác định vị trí tim móng cọc bằng cách đo, đánh dấu và khoan đất theo kích thước cọc.
  • Giai đoạn 2: Sử dụng máy ép cọc để nén các cọc bê tông xuống vị trí đã khoan, đảm bảo cọc được ép chặt và thẳng.

2.2. Thi công phần móng

Thi công phần móng nhà phố là quá trình xây dựng kết cấu nằm dưới cùng của ngôi nhà, được làm bằng bê tông, cốt thép để chịu trực tiếp tải trọng của công trình bên trên vào nền đất. Móng để xây dựng nhà phố có nhiều phân loại: móng băng, móng cọc, móng bè…tùy thuộc vào kinh phí và kết cấu địa chất của công trình.

Thi công phần móng nhà phố bao gồm các công việc như:

  • Thi công đào đất hố móng, cắt đầu cọc, dầm móng. (Lưu ý: Khi thi công đào móng cần có phương án để phòng chống ảnh hưởng tới các nhà lân cận)
  • Thi công cốp pha, thi công hệ thống bể nước, bể phốt ngầm, thi công đài giằng móng.
  • Thi công hệ thống thoát nước.
  • Thi công lấp đất hố móng tới cốt cao độ sàn (Việc lấp đất cần được theo dõi và kiểm soát độ chặt kĩ càng vì có thể gây ảnh hưởng tới kết cấu sàn tầng 1 sau này ).
Thi công móng nhà là nền tảng để có một công trình nhà phố bền vững với thời gian

Thi công móng nhà là nền tảng để có một công trình nhà phố bền vững với thời gian

2.3. Thi công phần khung nhà

Thi công phần khung là quá trình xây dựng kết cấu bê tông cốt thép hoặc khung thép tạo nên hình dạng cơ bản của ngôi nhà phố . Các công việc công nhân thi công cần thực hiện bao gồm:

  • Đổ bê tông vách hầm (nếu nhà phố xây dựng tầng hầm)
  • Đổ bê tông các cột, dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng…
  • Thi công cầu thang

2.4. Thi công phần mái nhà

Thi công phần mái nhà có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại hình và yêu cầu của công trình. Một số phương pháp thi công phần mái nhà phổ biến hiện nay là:

  • Thi công sàn mái: Đây là phương pháp đổ bê tông sàn đơn giản, có chi phí thấp nhất.
  • Thi công mái ngói: Người thợ thi công sẽ lợp ngói trên cốt thép hoặc xi măng để tạo thành hình dạng và chức năng của mái ngói.
Thi công mái ngói khung thép

Thi công mái ngói khung thép

2.5. Lắp đặt hệ thống điện nước

Để đảm bảo chất lượng và an toàn của hệ thống điện nước, công tác thi công phải được thực hiện theo đúng các thông số và vị trí đã được quy định trong bản vẽ thiết kế. Công tác thi công điện nước gồm có: Thi công ống dây điện âm, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… 

Các công việc này phải được lắp đặt chính xác, chắc chắn và đồng bộ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

Bên cạnh quy trình xây nhà phần thô, các chủ nhà chắc hẳn đều băn khoăn xây nhà phần thô giá bao nhiêu. Đơn giá chi tiết từng hạng mục trong thi công phần thô sẽ được cập nhật mới nhất trong bài viết, tham khảo ngay để dự trù ngân sách hợp lý.

3. Trình tự thi công nhà phố hoàn thiện

Thi công hoàn thiện nhà phố bao gồm các công đoạn từ xây tường đến lắp đặt nội thất và hệ thống đèn chiếu sáng… Các công việc trong giai đoạn hoàn thiện có ý nghĩa quan trọng giúp đảm bảo thẩm mỹ và những nét độc đáo cho công trình nhà phố.

Sau đây là mô tả chi tiết các công đoạn trong trình tự thi công nhà phố hoàn thiện:

3.1. Xây tường

Công việc xây tường bao gồm xây tường ngăn, tường bao, tường chịu lực và tường vách ngăn. Tường được xây bằng gạch, xi măng, cát và nước theo tỷ lệ phù hợp. Tường phải được xây chắc chắn, thẳng hàng, vuông góc và đúng kích thước theo thiết kế.

3.2. Trát tường

Trát tường giúp che khuyết điểm của tường, tăng cứng và chống thấm cho tường, cũng như tạo điều kiện cho các công đoạn sau như ốp lát gạch hay sơn bả. Công đoạn này cần được thực hiện cẩn thận, đảm bảo độ dày, mịn và bám dính của lớp trát.

3.3. Chống thấm

Công đoạn chống thấm sử dụng các vật liệu như màng nhựa, sơn chống thấm hay keo chống thấm để bảo vệ các bộ phận của công trình khỏi ẩm mốc, rò rỉ hay hư hỏng do nước. Các bộ phận cần được chống thấm là mái nhà, ban công, sân thượng, nhà vệ sinh, bếp và các khe hở.

3.4. Ốp lát gạch

Hạng mục này này bao gồm ốp lát gạch cho các bề mặt như sàn nhà, tường nhà vệ sinh, tường bếp, cầu thang hay lan can. Gạch được dán bằng keo dán gạch hoặc xi măng theo hình thức và mẫu mã theo thiết kế. Gạch phải được cắt và dán chính xác, không bị lệch hay nứt. Công đoạn này có ý nghĩa là làm đẹp cho công trình, tạo ra không gian sang trọng và hiện đại.

3.5. Thi công trần thạch cao (nếu có)

Thi công trần thạch cao bao gồm việc sử dụng các khung thép và lắp ráp các tấm thạch cao để tạo ra trần nhà. Việc sử dụng trần thạch cao không chỉ giúp ẩn giấu các đường dây của hệ thống điện nước, âm thanh hay điều hòa, đồng thời cũng tạo ra hiệu ứng ánh sáng và cách âm tốt hơn cho không gian trong nhà.

Ngoài ra, chủ nhà có thể lựa chọn một số loại trần khác để lắp đặt trong ngôi nhà phố như trần nhôm, trần nhựa…Tuy nhiên, trần thạch cao vẫn là loại trần nhà thông dụng nhất trong các công trình nhà phố hiện nay bởi tính thẩm mỹ và giá thành hợp lý.

Thi công trần thạch cao bao gồm việc sử dụng các khung thép và lắp ráp các tấm thạch cao để tạo ra trần nhà

Thi công trần thạch cao bao gồm việc sử dụng các khung thép và lắp ráp các tấm thạch cao để tạo ra trần nhà

3.6. Sơn bả

Công đoạn này bao gồm sơn bả cho các bề mặt tường, cửa, cửa sổ, lan can hay các chi tiết trang trí khác. Việc sơn bả giúp không gian trong nhà thẩm mỹ và bền đẹp hơn. Chủ nhà có thể thiết kế không gian ưa thích bằng việc phối trộn màu sắc của sơn. Bên cạnh đó, một số chủ nhà thường lựa chọn màu sơn nhà theo phong thuỷ với mong muốn mang đến may mắn và thu hút tài lộc cho gia đình.

3.7. Lắp đặt nội thất

Lắp đặt nội thất chia ra làm hai hạng mục dựa theo đặc điểm của đồ nội thất là:

  • Lắp đặt nội thất dính tường: gồm các tủ bếp, tủ quần áo, kệ sách,… được thiết kế và lắp đặt theo bản vẽ thiết kế, phù hợp với kích thước và hình dạng của không gian. Việc lắp đặt nội thất dính tường cần đảm bảo sự chắc chắn, ổn định, không bị lệch hay rung lắc, không gây hại cho tường hay sàn nhà.
  • Lắp đặt nội thất di động: gồm các bàn ghế, giường, sofa,… được lựa chọn và sắp xếp theo ý thích của chủ nhà, phù hợp với phong cách và mục đích sử dụng của từng phòng. Việc lắp đặt nội thất di động cần đảm bảo sự hài hòa, cân đối, không gây cản trở ánh sáng hay thông thoáng của không gian.

Ngoài ra, các thiết bị nội thất và các phụ kiện trang trí như rèm cửa, tranh ảnh, đèn,… cũng cần được lựa chọn và lắp đặt sao cho phù hợp với hồ sơ thiết kế. Đây là công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác và khéo léo để tạo ra một không gian sống đẹp mắt và sang trọng, thể hiện được cá tính và ý tưởng của chủ nhà.

3.8. Hoàn thiện hệ thống đèn chiếu sáng

Hoàn thiện hệ thống chiếu sáng là quá trình lắp đặt và bố trí các thiết bị chiếu sáng để đảm bảo chất lượng ánh sáng trong không gian nhà phố, đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ và an toàn. Trong hạng mục này, chủ nhà nên lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn loại đèn, cột đèn, dây dẫn, phụ kiện và thiết bị điều khiển phù hợp với không gian, mục đích và tiêu chuẩn chiếu sáng.
  • Thi công lắp đặt, nối dây, kết nối các thiết bị chiếu sáng theo bản vẽ, sơ đồ và hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra và điều chỉnh độ rọi, độ chói, chỉ số hoàn màu (CRI), mật độ công suất và các thông số khác của hệ thống đèn chiếu sáng.
Hoàn thiện hệ thống chiếu sáng là quá trình lắp đặt và bố trí các thiết bị chiếu sáng để đảm bảo chất lượng ánh sáng trong không gian nhà phố

Hoàn thiện hệ thống chiếu sáng là quá trình lắp đặt và bố trí các thiết bị chiếu sáng để đảm bảo chất lượng ánh sáng trong không gian nhà phố

4.  Vệ sinh, nghiệm thu, bàn giao công trình nhà phố

Vệ sinh, nghiệm thu, bàn giao công trình nhà phố là những bước cuối cùng trong quá trình xây dựng nhà phố. Để đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách hàng, công ty thi công cần thực hiện các bước sau:

  • Di dời máy móc thiết bị: Sau khi hoàn thành các hạng mục thi công, công ty thi công cần thu dọn và di chuyển toàn bộ máy móc thiết bị ra khỏi công trình để không gây cản trở cho việc vệ sinh và nghiệm thu.
  • Vệ sinh công nghiệp: Công ty thi công cần vệ sinh sạch sẽ toàn bộ biệt thự, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, bao gồm các khu vực như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, ban công, sân vườn… Công ty thi công cần sử dụng các dụng cụ và hóa chất vệ sinh phù hợp để không làm hư hại các vật liệu xây dựng.
  • Nghiệm thu và bàn giao: Sau khi vệ sinh xong, công ty thi công cần mời khách hàng đến nghiệm thu toàn bộ biệt thự lần cuối cùng. Các bên cần kiểm tra kỹ lưỡng các hạng mục thi công, đánh giá chất lượng và độ hoàn thiện của công trình. Nếu có sai sót hay yêu cầu sửa chữa, công ty thi công cần tiến hành ngay lập tức. Nếu không có vấn đề gì, hai bên sẽ ký vào biên bản bàn giao và thanh lý hợp đồng xây dựng. Công ty thi công cũng cần thông báo cho khách hàng về chế độ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật nếu có.

Trong suốt quá trình xây dựng nhà phố, chủ nhà có quyền theo dõi và đóng góp ý kiến cho công ty thi công để đảm bảo rằng công trình được xây dựng theo mong muốn của mình. Công ty thi công cũng cần tôn trọng và lắng nghe ý kiến của khách hàng để hoàn thiện công trình một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983427305
Liên hệ